Công nghệ lọc nước: Tổng quan những điều cần biết

11/04/2024 12:39:07 | Lượt xem: 118

I. Tổng quan về công nghệ lọc nước

Các công nghệ lọc nước tuy có nguyên lý hoạt động khác nhau. Tuy nhiên mục đích chung đều hướng tới việc loại bỏ tạp chất độc hại trong nước. Dưới đây là một số công nghệ quen thuộc hiện đang được ứng dụng phổ biến

Tổng quan về các công nghệ làm sạch nước

1. Công nghệ lọc RO

Công nghệ RO là gì? Tại sao đa số các thiết bị lọc nước trên thị trường đều áp dụng công nghệ này?

RO là viết tắt của Reverse Osmosis, có nghĩa là thẩm thấu lọc ngược. Nước sẽ chảy qua bề mặt màng bán thấm với tốc độ và áp lực lớn. Các phân tử nước đi qua những mắt lọc có kích thước cỡ 0.0001 micromet. Cặn bẩn, tạp chất sẽ bị văng tới vùng có áp lực thấp, trôi ra ngoài theo đường nước thải. 

Công nghệ RO ban đầu được phát minh phục vụ cho các phi hành gia trên vũ trụ, khi nguồn nước bị khan hiếm.

Công nghệ lọc nước RO

Công nghệ thẩm thấu ngược sẽ cần phải sử dụng bơm tăng áp để tạo ra dòng chảy đủ mạnh. Cùng với đó là nhiều cấp lọc khác nhau với các lõi lọc phù hợp để loại bỏ tạp chất. Bởi vậy mà thiết bị lọc nước sử dụng RO thường có kích thước lớn, cồng kềnh. Những điều này dẫn tới lắp đặt khá phức tạp và bắt buộc phải sử dụng điện để hoạt động. 

Nước sau lọc của thiết bị áp dụng công nghệ RO là nước tinh khiết (nước trơ). Tuy nhiên, các khoáng chất có lợi cho sức khỏe cũng sẽ bị lọc bỏ theo đường nước thải. Thông thường, tỷ lệ nước thải và nước lọc sẽ là 1:1

2. Công nghệ lọc nước Nano

Nhiều máy lọc nước hiện nay trên thị trường đang sử dụng công nghệ Nano. Vậy công nghệ lọc nước Nano là gì?

Công nghệ Nano có các mắt lọc kích cỡ nanomet hình ống để loại bỏ bụi bẩn và các tạp chất trong nước. Từ những năm 80 của thế kỷ trước, công nghệ này đã được sử dụng khá phổ biến. Về nguyên tắc lọc, công nghệ Nano ứng dụng nguyên tắc lý hóa với các cấp lọc tương ứng.

Thông thường, các máy lọc nước Nano thường có từ 4-5 cấp lọc. Bao gồm các cấp lọc cơ học, lọc hấp phụ, lọc trao đổi ion và lọc diệt khuẩn nhờ công nghệ nano bạc (Ag). Các thiết bị sử dụng lõi lọc nano bạc được sản xuất phổ biến ở Nga. 

Màng nano bạc có khả năng diệt vi khuẩn, nhưng với điều kiện tiếp xúc lớn hơn 6 phút. Khi vi khuẩn đi qua các khe lọc, màng nano bạc sẽ giữ chúng lại và tiêu diệt. Xác vi khuẩn còn lưu lại không còn khả năng phát triển, gây hại.

Tổng quan lại, công nghệ Nano có khả năng hoạt động liên tục, độc lập. Đặc biệt là không cần sử dụng nguồn điện. Ngoài ra, công nghệ này cũng không tiêu tốn nước thải và tiêu diệt hiệu quả vi khuẩn trong nước. 

3. Công nghệ lọc nước UF

Công nghệ lọc nước UF có tên đầy đủ là Untrafiltion, hay công nghệ màng siêu lọc. Kích thước mắt lọc trên màng trung bình khoảng 0.1 micromet. 

Theo đó, nước sau lọc sẽ giữ lại được đầy đủ những khoáng chất có lợi.  Cụ thể, các thiết bị áp dụng công nghệ UF sẽ hoạt động theo một trong hai nguyên lý sau:

·         Từ ngoài vào trong: Lớp lọc nằm bên ngoài màng. Nước đi từ ngoài vào trong và những chất có hại sẽ bị giữ lại bên ngoài. Còn khoáng chất và nước sạch sẽ thu được ở bên trong màng.

·         Từ trong ra ngoài: Lớp lọc nằm bên trong màng. Nước sau lọc thu được ở bên ngoài màng lọc với các khoáng chất. Bụi bẩn và cặn bã bị giữ lại trong màng. 

Hình ảnh màng lọc sợi rỗng áp dụng cho thiết bị M

Hiện tại, công nghệ UF được sử dụng chính là công nghệ màng siêu lọc dạng sợi rỗng. Phổ biến nhất là trong các thiết bị lọc nước . Lớp màng lọc được làm từ sợi PE (Polyethylene) nung nóng, kéo giãn xoay tròn ở nhiệt độ 1500 độ C. Kích thước mắt lọc 0.01 µm – 0.1 µm, giúp loại bỏ các hạt vi nhựa, giữ lại các khoáng chất tự nhiên trong nước. 

Công nghệ lọc nước UF đang là xu hướng mới sử dụng áp suất thấp, không dùng điện, không nước thải. Thiết bị nhỏ gọn dễ dàng cho việc thay thế, lắp đặt. 

So sánh công nghệ màng lọc sợi rỗng và công nghệ RO

4. Công nghệ lọc nước tạo Hydrogen

Để hiểu về công nghệ lọc nước tạo Hydrogen, trước tiên bạn phải biết được nước Hydrogen là gì? Đây là loại nước được tạo thành bằng cách phân tách phân tử nước và cho ra Hydro trong nước. Nước Hydrogen được cho là có nhiều tác dụng với sức khỏe.

Để tạo nước Hydrogen, nước phải được xử lý với các công nghệ lọc như RO, Nano hay UF trước. Sau đó nước sẽ dẫn qua bình điện phân để phân tách nước, tạo ra nước kiềm hay nước Hydrogen.

5. Công nghệ lọc nước KDF

Công nghệ làm sạch nước KDF có lẽ còn khá xa lạ đối với nhiều người. Nhưng đây cũng có thể trở thành xu hướng mới trong ngành lọc nước thời gian tới.  Hiện tại, KDF được ứng dụng chủ yếu trong xử lý nước thải.

KDF (Kinetic Degradation Fluxion) ra đời vào năm 1984 và được chính thức công nhận vào năm 1987. Đây là công nghệ sử dụng hợp kim Đồng và Kẽm với tỷ lệ phù hợp. Vì thế, KDF hoạt động với nguyên lý hóa học khi tạo ra các phản ứng điện hóa. 

Khi đó, Kẽm sẽ đóng vai trò điện cực dương và Đồng là điện cực âm. Nguyên lý sẽ dựa trên quá trình trao đổi ion. Nhờ vậy mà Clo và các kim loại nặng trong nước có thể được loại bỏ. Với nấm mốc và vi khuẩn, công nghệ KDF cũng ức chế sự phát triển ở một mức độ nhất định

6. Công nghệ lọc màng MBR (Membrane Bio Reactor)

Công nghệ lọc màng MBR được áp dụng trong việc xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải y tế, nước thải công nghiệp.  Ít được ứng dụng phổ biến hơn các công nghệ RO, Nano hay UF ở trên. 

Cụ thể, công nghệ MBR đặt ngập các màng lọc trong bể xử lý sinh học hiếu khí. Chính vì thế mà nó còn có tên gọi là công nghệ xử lý màng vi sinh. 

Màng MBR cấu tạo ở dạng tấm phẳng hoặc các sợi rỗng. Kích thước màng nhỏ, từ 0.1 – 0.4 µm. Với kích thước này, các chất rắn lơ lửng, hạt keo, vi khuẩn… có trong nước sẽ bị giữ lại, chỉ có nước sạch đi qua. 

Làm sạch nước với công nghệ MBR

Để công nghệ lọc màng MBR hoạt động ổn định sẽ cần tới sự hỗ trợ của máy thổi khí. Điều này sẽ giúp thổi đi các cặn bẩn, bùn bám trên thân màng, tránh tắc nghẽn.

7. Công nghệ lọc nước Israel

Công nghệ lọc nước Israel chủ yếu tái chế nước thải thành nước sinh hoạt. Đây là điều dễ hiểu bởi ở đất nước này có tới diện tích 60% là sa mạc và rất ít mưa. 

Theo đó, lọc nước tại Israel thường sử dụng từ tính để tách chất hữu cơ độc hại. Cùng với đó  xử lý thông qua phương pháp đông kết điện từ giúp loại bỏ các kim loại nặng trong nước. Tuy nhiên, tùy vào loại loại nước thải mà công nghệ xử lý sẽ khác nhau.

Tại Việt Nam, việc áp dụng công nghệ này còn nhiều khó khăn. Và chưa có sản phẩm thiết bị lọc nước cho gia đình nào áp dụng.

8. Công nghệ lọc nước Singapore 

Tương tự như Israel, công nghệ làm sạch nước Singapore cũng tái chế nước đã qua sử dụng thành nước đảm bảo đủ tiêu chuẩn để uống được.

Cụ thể , nước từ các hộ gia đình, nhà máy được thu và dẫn theo hệ thống ống ngầm nằm sâu dưới mặt đất. Sau đó, nước được đưa về các nhà máy để xử lý bằng các bộ vi lọc, thẩm thấu và dùng tia cực tím để khử trùng. 

Tóm lại, có rất nhiều công nghệ làm sạch nước khác nhau hiện nay đang được áp dụng. Với nhu cầu sử dụng của gia đình, bạn hãy nên quan tâm nhiều hơn tới các công nghệ Nano, Ro hay UF. 

II. So sánh một số công nghệ lọc nước thường dùng hiện nay

So sánh các công nghệ thường dùng hiện nay là điều cần thiết. Nhất là khi bạn đang băn khoăn không biết nên chọn mua thiết bị lọc nước như thế nào cho gia đình mình.

1. So sánh giữa công nghệ Nano và công nghệ RO

Dễ thấy rằng, công nghệNano và công nghệ RO là phổ biến nhất hiện nay. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi giữa Nano và RO, đâu là công nghệ ưu việt hơn?

Về kích thước thiết bị, các sản phẩm máy lọc nước sử dụng công nghệ Nano sẽ có kích thước nhỏ hơn. Nhưng vẫn không dễ để bạn tự lắp đặt hay thay thế tại nhà. 

Nên lựa chọn công nghệ lọc nước nào?

Về chất lượng nước sau lọc, công nghệ RO cho ra nước tinh khiết, không còn tạp chất có hại, không giữ lại các khoáng chất có lợi. Trong khi đó, công nghệ Nano giữ được các khoáng chất có lợi.

Về việc tiết kiệm nước và điện, thiết bị sử dụng công nghệ Nano không cần điện và không tốn nước thải. Đối công nghệ RO, lượng nước thải tương đương với nước lọc được và phải cần có bơm tăng áp để hoạt động. 

2. So sánh công nghệ màng lọc sợi rỗng và công nghệ RO

Công nghệ màng lọc sợi rỗng và công nghệ RO nếu đặt lên bàn cân so sánh sẽ nổi bật rất nhiều điều. Đặc biệt là những ưu điểm về kích thước thiết bị, sự tiện dụng trong lắp đặt và chất lượng nước sau lọc.

Dễ thấy rằng, công nghệ màng lọc sợi rỗng có tính tiện dụng cao và dễ lắp đặt hơn. Điều này là bởi sự tích hợp đa năng nhiều cấp lọc trong bộ lọc có kích thước nhỏ. Vì thế mà kích thước của các thiết bị lọc nước sử dụng công nghệ màng lọc sợi rỗng sẽ nhỏ hơn.

Bên cạnh đó, việc không sử dụng điện, không tốn nước thải cũng mang lại sự an tâm hơn cho người dùng. Điều này là dễ hiểu khi các vấn đề về rò rỉ dòng điện sẽ không còn và nguồn nước được tiết kiệm hơn. 

3. Công nghệ lọc nước hiện đại nhất 

Qua những so sánh trên, chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc đâu là công nghệ hiện đại nhất. Điều này có lẽ sẽ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố và đánh giá của mỗi người. Cùng với đó là mục đích sử dụng.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng các thiết bị nhỏ gọn, dễ lắp đặt, cho chất lượng nước cao thì công nghệ màng lọc sợi rỗng sẽ là sự lựa chọn phù hợp. Ngoài ra, đây cũng là giải pháp phù hợp để tiết kiệm điện và giảm thiểu nước thải, tránh lãng phí. 

III. Lời kết

Trên đây là thông tin tổng quan về các công nghệ lọc nước. Hy vọng nhờ đó, các gia đình đã có thêm thông tin để lựa chọn được thiết bị phù hợp, tiết kiệm chi phí và dễ dàng lắp đặt nhất.

 

 

TOP 10 loại lõi lọc sợi quấn chất lượng cao hiện nay

11/04/2024 12:39:07

Lõi lọc sợi quấn là thiết bị quan trọng của máy lọc nước, giúp hiệu quả lọc nước sạch tuyệt vời hơn, xem chi tiết trong bài viết nhé

Tìm hiểu về các công nghệ lọc nước nổi bật hiện nay?

11/04/2024 12:39:07

Tìm hiểu về các công nghệ lọc nước nổi bật hiện nay?

Lịch sử phát triển công nghệ lọc nước RO

11/04/2024 12:39:07

Lịch sử phát triển công nghệ lọc nước RO

Tìm hiểu về các công nghệ lọc nước nổi bật hiện nay

11/04/2024 12:39:07

Tìm hiểu về các công nghệ lọc nước nổi bật hiện nay

Liên hệ