Tư vấn lập báo cáo giám sát chất lượng môi trường

17/11/2023 13:58:55 | Lượt xem: 398

THỦ TỤC LẬP BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường; căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 80/2006/NĐ-CP; căn cứ Thông tư số 08/2006/NĐ-CP ngày 08/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đang hoạt động trên địa bàn thành phố thực hiện lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ như sau:

1. Đối tượng phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ:

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung (sau đây gọi tắt là cơ sở) đang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo Điều 3, Nghị định số 21/2008/NĐ-CP) và Bản cam kết bảo vệ môi trường (theo Điều 24, Luật Bảo vệ môi trường).

2. Nội dung công việc lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ:

Theo dõi số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh từ hoạt động của cơ sở đến chất lượng môi trường;

Theo dõi lưu lượng/ khối lượng / tần suất và định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số ô nhiễm đặc trưng của chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động của cơ sở (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung, và các chỉ tiêu khác); tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 03 tháng/lần

Định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số liên quan đến các nguồn tác động tiêu cực của môi trường xung quanh cơ sở (nước mặt, nước ngầm, không khí, đất) - nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước; tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 06 tháng/lần.

Theo dõi diễn biến và đo đạc thực trạng các yếu tố (nếu có liên quan): xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; và các tác động khác (nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước); tần suất đo đạc phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

 3. Báo cáo giám sát môi trường:

Kết quả thực hiện chương trình giám sát môi trường phải được thể hiện thông qua Báo cáo giám sát môi trường.

Nội dung của Báo cáo giám sát môi trường: theo mẫu đính kèm.

Nơi gửi Báo cáo giám sát môi trường: Phòng Quản lý môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường , Phòng Tài nguyên và Môi trường - Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt cơ sở và các cơ quan chức năng khác (theo yêu cầu cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường).

Các cơ sở thuộc danh sách phải di dời do ô nhiễm môi trường và các cơ sở được xác định gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục ô nhiễm phải lập và gửi Báo cáo giám sát môi trường định kỳ tối thiểu 03 tháng/lần.

Các cơ sở không thuộc hai đối tượng nêu trên phải lập và gửi Báo cáo giám sát môi trường định kỳ tối thiểu 06 tháng/lần (trừ trường hợp có yêu cầu cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường).

4. Quy trình lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ:

Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án.

Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn, xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.

Lấy mẫu nước thải, mẫu khí xung quanh, tại khu vực nhà máy và tại ống khói, mẫu nước thải;

Đánh giá chất lượng môi trường.

Đánh giá tác động của từng nguồn gây ô nhiễm.

Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố.

Đề xuất phương án xử lý nước thải, xử lý khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.

Trình nộp báo cáo lên các cơ quan có chức năng (Sở TNMT, các Phòng Môi trường Quận Huyện, Hepza…)

Các điểm cần lưu ý khi lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ: Phải xác định doanh nghiệp nằm trong hay ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG VIỆT Á

Địa chỉ: 41 Đường 2, KĐT Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Tp.Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh

VPGD: G3/18 Đường số 22, KDC Vĩnh Phú 2, P.Vĩnh Phú, Tp.Thuận An, Tỉnh Bình Dương

Mã số thuế: 0312436232                                           Hotline: 0934090067

Điện thoại: 02866820452                                            Fax: 02822151009           

Email: cskh@vae.vn                                                  Website: www.sanphamloc.com

Thời gian làm việc:

Thứ 2 đến thứ 6, buổi sáng: 8h00 - 11h30, buổi chiều: 13h00 đến 17h00

Thứ 7 làm việc buổi sáng, buổi chiều nghỉ.

Quan trắc khí thải tại nguồn

17/11/2023 13:56:32

Quan trắc khí thải tại nguồn

Tư vấn lập đề án bảo vệ môi trường đơn giãn

17/11/2023 13:56:42

Tư vấn lập đề án bảo vệ môi trường đơn giãn

Tư vấn hồ sơ vệ sinh lao động

17/11/2023 13:56:55

Tư vấn hồ sơ vệ sinh lao động

Tư vấn giấy phép khai thác nước mặt

17/11/2023 13:57:09

Tư vấn giấy phép khai thác nước mặt

Tư vấn xử lý khí thải

17/11/2023 13:57:24

Tư vấn xử lý khí thải

Tư vấn xử lý nước cấp

17/11/2023 13:57:35

Tư vấn xử lý nước cấp

Liên hệ